Đồ trang sức ngọc bích được yêu thích nhất của hoàng hậu Uyển Dung cuối triều nhà Thanh

Ngày: 17/10/2018 lúc 12:50PM

Tại cuộc đấu giá của Sotheby vào năm 2014, một bộ trang sức ngọc bích từ thời kỳ cuối cùng của triều đại nhà Thanh đã được chốt bán với giá 6,64 triệu đô la Hồng Kông. Bộ trang sức này bao gồm một sợi dây chuyền ngọc bích đan với hạt châu bằng vàng, một chiếc vòng tay bằng ngọc bích truyền thống và một chiếc nhẫn Mã An (hình yên ngựa). Đó là bộ trang sức ngọc bích cuối thời Thanh đã được cả phòng đấu giá lật qua lật lại với không biết bao nhiêu là giá tiền được đưa ra để đấu.

Hoàng hậu Uyển Dung

Quách Bố La Uyển Dung (1906 – 1946), tự là Mộ Hồng, hiệu là Thực Liên, là người Mãn Châu (Đoạt Oát Nhĩ Tộc). Bà là vợ của hoàng đế Phổ Nghi nhà Thanh, cũng là vị hoàng hậu cuối cùng của triều đại nhà Thanh. “Uyển Dung” và “Mạc Hồng” là hai cái tên được lấy từ bài thơ cổ “Lạc thần phú”: “Phiêu nhược kinh hồng, uyển như du long“.

Hoàng hậu Uyển Dung sau khi rời khỏi Tử Cấm Thành (Ảnh: item.btime)

Đánh giá từ những bức ảnh được lưu giữ lại hiện nay, bà là một người phụ nữ đoan trang xinh đẹp, tươi tắn, ngoài ra còn là một người đa tài nghệ, cầm kỳ thi họa đều thông thạo, nổi tiếng trong giới quý tộc xa gần Mãn Châu. Khi Uyển Dung lên 16, bà được chọn vào cung và trở thành vị hoàng hậu cuối cùng của Thanh triều.

Hoàng hậu Uyển Dung trong Tử Cấm Thành (Ảnh: weibo)

Những đồ trang sức của phi tần trong cung triều Thanh đều được làm bởi xưởng Quảng Trữ và bộ sản xuất rải hoa, tạo ngọc, điêu khắc ngà voi, khảm nạm. Những bộ trang sức cung đình được chế tạo với hình dáng cao quý tao nhã, với tay nghề tỉ mỉ, số lượng trang sức vàng bạc trong cung đình khó mà đến xuể. Uyển Dung vào cung năm 1922, mặc dù hoàng đế Phổ Nghi đã thoái vị, nhưng theo các điều kiện trong hoàng cung, gia đình hoàng thất vẫn được sinh sống trong Tử Cấm Thành, những tôn hào (sắc phong) của Thanh đế không bị phế bỏ. Vì thế mà những châu báu trang sức của hoàng hậu được chính phủ sau này đặc biệt bảo vệ.

Trang sức đám cưới của hoàng hậu Uyển Dung

Năm 2012, Bảo tàng Cố cung Đài Bắc tổ chức trưng bày “Hoàng gia phong thượng – những châu báu đặc biệt trong cung đình nhà Thanh”, có hơn 80 vật phẩm được triển lãm đến từ Bảo tàng Cố cung Trầm Dương, trong đó có trang sức đám cưới của hoàng hậu Uyển Dung có tên “Thấu điêu song hỷ phỉ thúy trụy” cùng với trang sức “Trâm cài đầu Châu Phượng” tuyệt vời đến từ Đài Loan.

Thấu điêu song hỷ phỉ thúy trụy” do ngọc bích san hô và mễ châu chế thành. Trang sức đeo ở áo thời xưa gọi là bội, được làm từ ngọc bích lục điêu khắc thành, tổng thể có hình vuông, trên đó có khắc hai chữ “song hỷ”. Phần trên của bội là tơ vàng, ở giữa có một viên châu tròn được khắc từ san hô, trên viên san hô được trang trí những hạt thước châu trắng. Phần dưới bội có 4 chuỗi dây tơ vàng, trên đó có xuyên các viên thước châu đỏ trắng. Nó vừa là lễ vật đưa Uyển Dung vào hoàng cung, vừa là vật chứng trân quý nhất của buổi lễ cưới linh đình trong hoàng thất.

“Trâm cài đầu Châu Phượng” được làm từ công nghệ điểm thúy (dùng lông chim phỉ thúy – chim Trả – làm nguyên liệu), trân châu, đá quý chế thành. Cánh của phượng hoàng được chia ra thành những chuỗi trân châu nhỏ, đầu phượng ngẩng lên, hai cánh giương ra, phần đuôi phượng dược chia làm 9 nhánh, bên trên đều được khảm trân châu và bảo thạch. Phần dưới của phượng hoàng gắn một chiếc trâm bằng bạc để cài lên tóc.

Bộ trang sức ngọc bích được lưu giữ cuối cùng

Năm 2014, phòng đấu giá Sotheby ra mắt bộ trang sức ngọc bích này, được coi là vật báu, được một cá nhân ở hải ngoại cất giấu trong khoảng vài thập niên. Bộ trang sức ngọc bích này là món quà của Uyển Vân hoàng hậu tặng cho mẹ của bà. Chuỗi dây chuyền ngọc bích này được điều chế rất tròn trịa đầy đặn, một sự phối hợp tuyệt vời giữa ngọc bích và hạt châu vàng. Chỉ cần nhìn vào hạt châu vàng tưởng chừng đơn giản kia mà ta có thể biết được đây chính là dấu ấn ở thời nhà Thanh, công nghệ trong cung đình vẫn luôn là độc hữu. Theo ghi chép lịch sử, để chế tạo châu báu cần trải qua một quá trình cực kỳ phức tạp. Trên chuỗi hạt ngọc bích này, những viên ngọc bích có kích thước 14,50 x 12,00 mm, là một yếu tố quan trọng để những nhà giám định chắc chắn đó là vật phẩm xuất phát từ cố cung.

Vòng tay ngọc bích hiện nay rất hiếm khi thấy có sắc xanh lá đậm và đều như vậy, hơn nữa nó có độ dày là 10,3 mm. Khi quan sát cẩn thận, thấy hình dáng các mặt hơi thiếu hoàn mỹ, nó mang theo đôi chỗ góc cạnh, nhưng nó lại chính là một đầu mối chính xác về những khiếm khuyết nhỏ của người thợ thủ công xưa.

Màu sắc của chiếc nhẫn Mã An khá đồng đều, chiếc nhẫn này so với những chiếc nhẫn Mã An khác thì có độ dày hơn, ánh sáng thông suốt vô cùng hiếm thấy.

 

Theo Đại kỉ nguyên.

Nguyễn Hằng
BÌNH LUẬN
Tin cùng chuyên mục

SKU: